Từ bức tranh “điển hình” thời thơ ấu…

Những người lớn như bố mẹ và thầy cô nếu từng trải qua những ngày tháng mầm non, tiểu học tại hệ thống trường công lập Việt Nam hẳn sẽ nghi ngờ đây là bức tranh mình từng vẽ:

Tranh ve lop 1
Khi đưa ra đề tài “Ngôi nhà của em”, 85% học sinh học tại hệ thống trường công vẽ một bức tranh như thế này.

Đây là một bức tranh “kinh điển” của hầu hết học sinh ngày xưa trong lớp tại giờ Mỹ thuật: một căn nhà có hai chiếc cửa sổ hình vuông, một cánh cửa hình chữ nhật đứng, những cái cây xanh thân nâu cạnh bên, đàn gà và đống rơm, những đám mây xanh và mặt trời đỏ rực, những bông hoa và cánh chim bay lượn…

Nếu một bạn nhỏ thích tô bầu trời màu hồng, hẳn cô sẽ bảo “Sai rồi, bầu trời phải màu xanh”, hoặc tệ hơn là cho bạn một trái trứng ngỗng để bạn phải buồn cả ngày, ngước lên nhìn ngắm thật kỹ xem bầu trời có màu gì.

Nếu ai đó hỏi cô tại sao cả lớp ai cũng có những căn nhà giống nhau, lại trông như ở một miền quê nào đó trong khi tụi em đều ở thành phố, hẳn cô sẽ bảo “Cô biết rồi, cứ vẽ đi”.

Những mở bài rất nằm lòng từ văn mẫu như: “Trong vườn em có rất nhiều loại hoa. Trong đó, em thích nhất là hoa hồng…”, “Trong nhà em thương nhất là mẹ…” đã phản ánh một nền giáo dục thụ động, sao chép, rập khuôn, cứng nhắc, hạn chế tư duy phản biện, trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ.

Nếu chứng kiến khung cảnh này sáng nay tại Little Em’s Preschool, người lớn có thể hiểu các em đang làm gì chăng?

Documentation
Boom và bạn cùng chơi đùa, nghịch màu sắc và vật liệu tại sân trường Little Em’s Preschool rộng lớn. Một chiếc bàn lấy từ nhà bếp dựng ngược chỏng chơ để lồng miếng bọc thức ăn lại, và… vẽ. Bức tranh không có một bông hoa nào, một căn nhà nào, nếu không nói là… trừu tượng và khó hiểu.
Documentation
Một tờ giấy rộng lớn như tấm chăn được trải ra, các con phải học cách chia sẻ không gian, vật liệu. Suka thì chọn màu sắc và thông qua sự sáng tạo của mình tái hiện chúng thành những cô giáo trong lớp học.

Việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh (visual languages) là một cách để xây dựng suy nghĩ và cảm nhận trong một nền giáo dục toàn diện. Ngôn ngữ hình ảnh, trong phạm vi quan điểm triết học rộng lớn của cách tiếp cận Reggio Emilia Approach®, là cách tham gia vào quá trình giao tiếp giữa những người có nền tảng chuyên môn và xã hội khác nhau. Nó không chỉ thể hiện thế giới quan mà còn là nhân sinh quan, là một cách bày tỏ bản sắc của bản thân với chính mình và với môi trường xung quanh.

Vẽ là một trong hàng trăm ngôn ngữ của trẻ. Vẽ biểu đạt một sự tự do khi tận dụng tất cả chất liệu xung quanh, để bất cứ ý tưởng kỳ lạ trong đầu được hình tượng hóa thông qua các công cụ, sáng tạo nên những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của trẻ. Việc khám phá trải nghiệm nghệ thuật, từ sắp đặt ánh sáng, kết hợp màu sắc, cảm thụ cường độ âm thanh… mở ra 1001 cách sáng tạo để trẻ kể câu chuyện của mình.

Do đó, các atelierista khi đánh giá một tác phẩm của trẻ cũng có những cách khác biệt khi so sánh với các tác phẩm của người lớn. Điều này xảy ra thường xuyên khi những sản phẩm của trẻ tuyệt đối “nguyên bản” nên về cơ bản là không thể so sánh. So sánh là một cách nguy hiểm và không lành mạnh vì nó dẫn tới những kết luận sai lệch, như trẻ đã không “làm đúng cách”, hoặc thành quả quan trọng hơn quá trình.

Documentation
Việc so sánh phải vượt hơn một sự đối chiếu đơn giản và vui vẻ, mở ra cho các bạn nhỏ một thế giới mới để thấu hiểu những người bạn của mình hoặc hiểu những nghệ sĩ khác.

 

Tại Little Em’s Preschool, trẻ được đào tạo thông qua nghệ thuật, dựa trên những trải nghiệm về màu sắc, chất liệu, hình dáng, kết cấu bề mặt từ những vật liệu tự nhiên để sáng tạo những dự án, nổi bật là khái niệm atelier – xưởng nghệ thuật.

Little Em’s hiểu rằng giáo dục thông qua nghệ thuật là một trong những mô hình giáo dục cho phép đánh thức suy nghĩ phản biện, thông qua thái độ, cảm xúc và biểu hiện của tình cảm. Qua đó, trẻ tạo lập cách vui chơi của chúng, khám phá để phát triển năng lực độc lập, suy nghĩ sáng tạo, tương tác xã hội và xây dựng mối quan hệ.

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn