Ba mẹ nên chọn phương pháp giáo dục mầm non nào cho con?

Giáo dục sớm là mối quan tâm hàng đầu của những gia đình có con trong “giai đoạn vàng” (từ 0-6 tuổi). Để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, ngày nay nhiều trường mầm non quốc tế áp dụng vô số các phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến với mong muốn cung cấp môi trường học tập chất lượng và thu hút tuyển sinh cho năm học mới.

 

Dưới đây là một số phương pháp giáo dục mầm non phổ biến giúp ba mẹ có thêm những thông tin bổ ích để tìm trường cho con trong năm học mới.

 

Phương pháp giáo dục STEAM

 

Phương pháp giáo dục STEAM là phương pháp giáo dục mầm non mang tính liên ngành dựa trên sự kết hợp giữa STEM bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học) với Art (Nghệ thuật). Bằng mô hình dạy học theo dự án với các chủ đề đa dạng, STEAM không chỉ giúp trẻ nắm vững những kiến thức từ lý thuyết đến thực hành, mà còn giúp trẻ tự tin ứng dụng các công nghệ mới đã học vào thực tế, điều này giúp trẻ hệ thống hóa kiến thức, đồng thời tăng khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực.

 

Phương pháp giáo dục STEAM trau dồi những kỹ năng nền tảng cho trẻ như:

 

  • Kỹ năng đặt vấn đề: Trong phương pháp STEAM, học sinh sẽ được các thầy cô khuyến khích xác định vấn đề, bài toán cần nghiên cứu trước khi bắt tay vào giải quyết. Điều này giúp trẻ hình thành tư duy hệ thống, logic để giải bài toán tốt nhất
  • Kỹ năng khai thác và giải quyết vấn đề: Sau khi nhận định vấn đề, các thầy cô sẽ khơi gợi trí tò mò của bằng các câu hỏi gợi mở, giúp trẻ tư duy đa chiều, tăng cường khả năng tìm kiếm thông tin, khả năng phản biện và truy vấn.
  • Kỹ năng quan sát: Để đào sâu thông tin nghiên cứu kỹ càng, trẻ phải được rèn luyện kỹ năng quan sát các sự vật hiện tượng.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy, phản biện, các dự án của STEAM đề cao tinh thần làm việc nhóm. Mỗi học sinh sẽ được khuyến khích cất lên tiếng nói của mình để vấn đề được mở rộng dưới những góc độ khác nhau.

 

Phương pháp giáo dục mầm non Montessori

 

Phương pháp giáo dục Montessori được sáng lập bởi nhà giáo dục Maria Montessori, đây là phương pháp giáo dục khai phá năng lực tiềm ẩn của trẻ qua môi trường học tập mở, giáo viên chuyên nghiệp, cùng công cụ giảng dạy đa mục đích. Trong triết lý Montessori, giáo viên tôn trọng mọi sự khác biệt của trẻ, vì thế quá trình tư duy, học tập được nhà trường trân trọng và tạo không gian để trẻ phát triển tài năng theo cách riêng của mình.

 

Thông qua các học cụ và giáo trình định hướng mục tiêu trong từng hoạt động, trẻ em theo phương pháp Montessori sẽ nâng cao kỹ năng:

  • Kỹ năng ngôn ngữ
  • Kỹ năng sáng tạo
  • Phát triển các giác quan
  • Kỹ năng toán học

 

Phương pháp giáo dục Shichida

 

Phương pháp giáo dục Shichida là phương pháp giáo dục ra đời từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản và dựa trên ý tưởng của Makoto Shichida – một nhà nghiên cứu 40 năm trong lĩnh vực não bộ. Phương pháp giáo dục mầm non Shichida dựa trên 3 nguyên tắc “bất di bất dịch”:

  • Giáo dục bằng tình yêu thương:

 

Yêu thương là suối nguồn nuôi dưỡng nhân cách con người. Trong triết lý Shichida, để nuôi dạy một đứa trẻ tình cảm, biết yêu thương con người và vạn vật xung quanh, gia đình hãy trao cho trẻ tình yêu từ những hành động nhỏ nhất: những cái ôm, những lời nói đẹp,… sẽ giúp con học cách đón nhận tình yêu và trao yêu thương và sự tử tế.

  • Thương cho roi cho vọt

 

Thương con là tình yêu vô điều kiện, thế nhưng trong hành trình làm cha mẹ, bạn sẽ đối mặt với những lúc con làm sai. Để giúp trẻ nhận ra sai lầm và trở thành một người tốt trong tương lai, ba mẹ cần phải buông bỏ sự chiều chuộng và nghiêm khắc với con khi cần thiết.

  • Sự tin tưởng vào con

 

Niềm tin của ba mẹ luôn là điểm tựa vững chắc để con bước vào đời. Đối với phương pháp Shichida, quá trình học tập của trẻ liên hệ mật thiết với gia đình. Để trẻ có thể học tập và phát triển toàn diện nhất, ba mẹ cần thể hiện sự ủng hộ, và đồng hành cùng con trên mọi bước đi. Điều này xây dựng nền tảng mối quan hệ vững chắc giúp con kết nối với mọi người xung quanh.

 

Nhìn chung, phương pháp giáo dục mầm non Shichida giúp trẻ:

  • Phát triển não bộ
  • Giáo dục tinh thần:
  • Hoàn thiện về thể chất
  • Giáo dục dinh dưỡng

 

Phương pháp giáo dục mầm non Reggio Emilia

 

Cuối cùng là phương pháp giáo dục Reggio Emilia. Là phương pháp giáo dục mầm non tiên phong trong triết lý “trẻ em có 100 ngôn ngữ”, phương pháp Reggio Emilia hiện nay được coi là hướng tiếp cận toàn cầu, ảnh hưởng mạnh mẽ tới vô số nhà giáo dục và các trường mầm non trên thế giới.

 

Trong triết lý Reggio Emilia, trẻ em là trung tâm của dòng chảy giáo dục với nền tảng dựa trên các mối quan hệ với thiên nhiên, thầy cô, gia đình, và bạn bè xung quanh. Thông qua các chương trình học theo dự án, con sẽ thỏa sức thể hiện trí tò mò khám phá thế giới.

 

Là ngôi trường Reggio Emilia CHÍNH THỨC – DUY NHẤT đầu tiên tại Việt Nam được Reggio Children (Ý) – tổ chức hàng đầu về phương pháp Reggio Emilia công nhận, trường mầm non Little Em’s là một xứ sở thần tiên thu nhỏ với khuôn viên hơn 5,000m2. Trong lớp học trường mẫu giáo Little Em’s, bên cạnh công việc xây dựng giáo trình học thực nghiệm, thầy cô đóng vai trò là người đồng hành, không ngừng đặt những câu hỏi gợi mở giúp con có những phát hiện mới về bản thân và thế giới. Đặc biệt, mọi tiến trình tư duy của học sinh đều được các thầy cô Little Em’s tôn trọng, ghi nhận dưới dạng hình ảnh, video,…và gửi cho phụ huynh

 

Là đối tác của Học viên Âm nhạc và Trình diễn Nghệ thuật Soul (SMPAA), Học viện Nghệ thuật thị giác đương đại (VCVAA), Học viện thể thao Quốc tế Việt Nam(VIIS), Kindermusik,… trường mầm non Thế giới Mặt trời mang đến một chương trình học tập đa dạng cho con phát triển toàn diện suốt những năm đầu đời. Những môn học trải dài từ thể thao như Yoga Kể chuyện, Âm nhạc, vẽ trang, nghệ thuật thị giác,… con sẽ nâng cao từ sức khỏe thể chất, tinh thần, … cho đến phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cảm xúc, và khả năng tương tác xã hội, để từ đó nuôi dưỡng nền tảng vững chắc cho con tự tin bước ra thế giới.

 

 

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn