Khu vườn kỳ diệu tại Little Em’s

Những tia nắng ban mai nhảy nhót trên tán lá xanh ươm, một giai điệu trong veo chợt ngân vang đón chào bước chân xinh xắn của các bạn nhỏ Little Em’s Pre-school đến trường.

Bao quanh “lâu đài trắng” là khu vườn cảm giác (sensory playgarden), vườn bách thảo (botanical garden) với một đài quan sát (observation deck) có lối thang đi lên ôm lấy cây xoài xanh tươi. Từ đây, trẻ sống và hít thở trong không gianh xanh mát, ngắm nhìn thế giới tự nhiên từ các góc nhìn khác nhau để phát triển các giác quan của mình.

Trường Little Em's từ trên cao
Little Em’s Pre-school nhìn từ trên cao

 

Một mảnh đất riêng để gieo trồng và một ốc đảo của các loài thảo mộc và gia vị sẽ kích thích tất cả các giác quan của trẻ khi các con cùng tìm hiểu về vòng đời phát triển của cây từ khi gieo trồng đến khi phát triển.

Không thể đếm nổi có tất cả bao nhiêu loài cây ở Little Em’s Pre-school. Hai mươi? Năm mươi? Mỗi mùa, Little Em’s Pre-school dường như nở rộ những sắc màu khác nhau, là đại hồng môn đỏ rực đón nắng dịu mùa thu, là hoa lài tây trắng tinh khôi, là hoa bâng khuâng tím quanh năm chỉ ưa ánh sáng đầy đủ…

Những cây non, cây trẻ, cây già trong sân trường Little Em’s Pre-school là một phần trong đời sống của các bạn nhỏ, luôn cố gắng kể cho các bạn nhỏ nghe những câu chuyện đời mình.

Trên thân cây có kiến, sâu, nhện và chim nữa. Chúng ta là một phần của thế giới tự nhiên.
Trên thân cây có kiến, sâu, nhện và chim nữa. Chúng ta là một phần của thế giới tự nhiên.

 

Đó là cây phi lao đến từ Myanmar, Việt Nam, Malaysia, Pháp và Úc, sinh trưởng tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng, cũng có thể sống được trên đất cát nghèo. Rễ cây dùng làm thuốc chữa tiêu chảy và lị. Cây sẽ dùng để lấy gỗ, lấy bóng mát, làm cảnh, trồng rừng phòng hộ, chắn gió cố định cát ven biển.

Đó là cây lài tây đến từ Ấn Độ, có thể chịu nắng hoặc chịu bóng râm bán phần. Cây có nhu cầu nước cao trong thời kỳ khô hạn nhưng vẫn đòi hỏi đất thoát nước tốt, dùng trong cảnh quan và một bài thuốc của phương Đông.
Đó là cây bạch trinh biển đến từ Hoa Kỳ và Nam Mỹ, trồng để làm đẹp cảnh quan. Đó là những loài cây quen thuộc gần gũi với thiên nhiên và khí hậu Việt Nam như sả, cau ta, dương xỉ, phượng vĩ, cao cẳng (cỏ lưỡi gà), bách thủy tiên (lan nước), hoa dâm bụt… Mỗi một loài cây để có nguồn gốc, đặc tính, công dụng, cách thức để bé nuôi dưỡng, chăm sóc cho cây lớn lên.

 

Các bé tại Little Em's
Chiều nào mình cũng cùng về nhà với ba mẹ, còn các bạn Ốc thì sao? Ở lớp mình vài ngày rồi, không biết các bạn có nhớ nhà không nhỉ? Chúng ta đã làm quen được bao nhiêu bạn Ốc ở đây? Đã đến lúc trả các bạn về với ngôi nhà thiên nhiên rồi. Hãy cùng nhau đưa các bạn về nhà nhé…

 

Lý do vì sao Reggio Emilia Approach® chú trọng thiết kế xây dựng mảng xanh, đó là bởi cây xanh giúp con người hạnh phúc. Trong cuộc khảo sát mang tên “Underestimating nearby nature – affective forecasting errors obscure the happy path to sustainability” (tạm dịch: Đánh giá thấp sự gần gũi với thiên nhiên – yếu tố “che khuất” con đường hạnh phúc bền vững), các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, những đứa bé đi bộ đến trường dưới bóng cây cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn.

Có thể nói, để một đứa trẻ thêm hạnh phúc, không cần gì nhiều hơn một con đường vào lớp tràn ngập hương thơm và sắc màu tươi mát của những loài thực vật. Trẻ em thành thị gần gũi hơn với thiên nhiên sẽ có thái độ sống tự giác, kỷ luật – theo kết luận của nghiên cứu “Views of nature and self-discipline: evidence from inner city children” (tạm dịch: Những quan điểm về thiên nhiên và sự tự giác: bằng chứng từ trẻ em thành thị).

Không gian xanh quanh tòa nhà có tác động tích cực đến thái độ tự giác của bé, giúp bé cảm thấy thoải mái và an toàn, năng động trong các hoạt động ngoài trời, từ đó trở nên cởi mở, thân thiện và tích cực hơn. Thật vui mừng vì ngày hôm nay, trên con đường các con vào lớp, chung quanh là cây xanh, dòng suối chảy cùng tiếng chim hót trên cao. Thật vui vì hôm nay, các con đến trường, và trở thành một thành phần không thể thiếu trong môi trường xanh đó.

Share on facebook
Facebook
Share on linkedin
LinkedIn