1. “Open-minded – Người học cởi mở” – Một trong 10 thuộc tính Hồ sơ người học IB
Theo khung chương trình quốc tế IB PYP, Hồ sơ Người học đóng vai trò không thể thiếu. Hồ sơ của người học bao gồm mười thuộc tính mà hệ thống các trường IB trên thế giới công nhận và muốn nuôi dưỡng ở người học, cho phép học sinh phát triển một cách bản sắc và toàn cầu.
“Open-minded – Người học cởi mở” biết trân trọng nguồn gốc lịch sử và văn hóa của bản thân, đồng thời trân quý giá trị truyền thống của những người khác. “Người học cởi mở” luôn tìm kiếm và đánh giá dựa trên các quan điểm đa dạng, từ đó trưởng thành hơn qua những trải nghiệm.
Bên cạnh nuôi dưỡng trong con tình yêu với cội nguồn, giáo viên Little Em’s còn khuyến khích trẻ cởi mở học hỏi văn hóa và lịch sử từ nhiều quốc gia, tô điểm cho trải nghiệm của con thêm nhiều màu sắc
2. Khắc họa chân dung “Người học cởi mở” qua Project: “Tìm hiểu nước Đức” của lớp Kaleidoscope
Trong năm học qua, lớp Kaleidoscope (4 – 5 tuổi) chào đón bạn nhỏ Emilia (bé Linh) đến từ nước Đức. Sự tò mò về quê hương văn hóa nước của bạn Linh đã thúc đẩy cả lớp đặt ra vô vàn câu hỏi thú vị: tiếng Đức nói như thế nào; nước Đức ở đâu; nước Đức có gì khác với Việt Nam không… Nhận thấy sự tò mò và khao khát khám phá của các con về một đất nước hoàn toàn mới lạ, giáo viên quyết định cùng trẻ bắt đầu Project “Tìm hiểu về nước Đức.”
Góc “Tìm hiểu nước Đức” của các bạn nhỏ được thiết kế vô cùng tỉ mỉ giúp con có cái nhìn tổng quan về quê hương của bạn Linh.
Các bạn nhỏ nhờ giáo viên ghi chú những điều khác và giống giữa Việt Nam và nước Đức:
_ Max: Xúc xích, ở nhà con cũng có xúc xích.
_ Măng: Bạn đi tuyết. Ở Việt Nam không có…
Sự cởi mở, hồ hởi tìm hiểu về người bạn mới, đồng thời trân trọng những giá trị và truyền thống của bạn Linh qua Project này đã nuôi dưỡng thuộc tính của “Người học tò mò” bên trong các bạn lớp Kaleidoscope.
3. Nhân tố nào giúp lớp Kaleidoscope trở thành “Người học cởi mở”?
- Vòng tay ấm áp của các bạn nhỏ dành cho Linh
Bạn Linh khi đến lớp học đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn. Con phải học cách làm quen với nền văn hóa Việt Nam, tập nói tiếng Việt, thích nghi với nề nếp của lớp. Các bạn nhỏ lớp Kaleidoscope dường như cảm nhận được áp lực vô hình đó và hàng ngày động viên, khuyến khích, giúp đỡ Linh dần hòa nhập với lớp hơn.
Khi thấy bạn Linh ôm ba vì lo sợ trước môi trường mới, các bạn nhỏ lớp Kaleidoscope đã cùng nhau động viên và rủ thêm bạn đến chơi cùng.
Những ngày đầu hòa nhập, Leica là cô bạn đầu tiên quan tâm và giúp đỡ Linh làm quen nề nếp sinh hoạt của lớp.
“Con muốn học tiếng Việt” – Sau khi lắng nghe mong ước của bạn Linh, tập thể lớp đã cùng nhau lên ý tưởng để dạy tiếng Việt, giúp bạn vượt qua rào cản ngôn ngữ. Project “tiếng Việt” cũng là mắc xích ý nghĩa xuyên suốt hành trình thực hiện Project “Tìm hiểu nước Đức”.
Trước tình cảm và sự quan tâm nồng ấm của các bạn, Linh đã dần hòa nhập với lớp. Con cũng bắt đầu cởi mở chia sẻ cho các bạn về văn hóa và vẻ đẹp của quê hương nước Đức thông qua các bức hình chụp cùng gia đình. Các “mặt trời nhỏ” Kaleidoscope đã có những giờ trò chuyện, học hỏi, chia sẻ để các con thêm trân trọng bản sắc của nhau.
Bạn Linh chia sẻ những hình chụp kỉ niệm với gia đình ở nước Đức. Điều này giúp các bạn trong lớp thấy thú vị và yêu quý quê hương của Linh.
Giáo viên đã đánh giá đây là mối quan hệ hai chiều: Linh và các bạn lớp Kaleidoscope cùng quan tâm, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Quá trình này phát triển tố chất của “Người học cởi mở”, sẵn sàng lắng nghe người khác và tôn trọng ý kiến của họ.
- Sự đồng hành và thấu hiểu của giáo viên
Trong quá trình làm quen với người bạn mới đến từ Đức, giáo viên đã mang đến nhiều hoạt động thú vị nhằm tăng thêm cơ hội cho các con trò chuyện và tiếp xúc với nhau.
Dưới sự khuyến khích của giáo viên, bạn Linh đã tự tin hơn cùng bạn bè tham gia hoạt động “Miêu tả chiếc xe” cùng với lớp. Bỏ qua rào cản cả về ngôn ngữ, con sôi nổi cùng bạn bè thảo luận chủ đề.
Giáo viên là người bạn đồng hành khuyến khích và hỗ trợ các bạn thực hiện Project “Tìm hiểu nước Đức”. Xuyên suốt quá trình đó, các thầy cô liên tục đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở, khơi gợi cho trẻ nhiều góc nhìn khác nhau về nước Đức.
Những câu hỏi gợi mở của giáo viên đã khơi gợi thêm nhiều sự tò mò trong con. Các bạn cảm thấy thích thú và hào hứng tìm hiểu thêm nhiều khía cạnh về nước Đức: Mẫu giáo ở Đức; 04 mùa nước Đức, Lễ hội, Thể thao…
Khi bạn Linh phải quay về nước Đức một thời gian ngắn, giáo viên đã sắp xếp buổi video call giữa các bạn. Bạn Linh đã giới thiệu căn phòng ngủ dễ thương tự bản thân trang trí, những người hàng xóm thân thiện… mang đến lớp Kaleidoscope một góc nhìn đa dạng về cuộc sống ở hai quốc gia. Dù xa về khoảng cách địa lý, các con vẫn gửi cho nhau vô vàn lời yêu thương.
- Sự chung tay của cộng đồng phụ huynh lớp Kaleidoscope
Bên cạnh sự hỗ trợ của giáo viên, Phụ huynh cũng tham gia tìm hiểu nước Đức cùng các bạn nhỏ. Các ba mẹ chia sẻ đã học hỏi rất nhiều kiến thức thú vị sau khi cùng con thực hiện Project này.
Gia đình bạn Linh gửi đến lớp Kaleidoscope rất nhiều hình ảnh chia sẻ về khoảnh khắc hạnh phúc của Linh tại Đức.
Sau một học kì, Project “Tìm hiểu nước Đức” của các bạn nhỏ lớp Kaleidoscope được trưng bày tại Triển lãm “Hành Trình Khám Phá”. Những hình ảnh, câu chuyện về quê hương bạn Linh đều được các bạn ghi nhận tại góc nhỏ này.
Trong suốt quá trình xây dựng Project, các phụ huynh trong lớp cũng đã đồng hành cùng trẻ tìm hiểu thông qua việc chia sẻ, đọc sách và thực hiện phiếu khảo sát về nước Đức. Những hoạt động tương tác này đã giúp các thế hệ thêm phần kết nối.
Đặc biệt, mẹ của bạn Bon Bon mang đến buổi Triển lãm những món ăn đặc sản của nước Đức và tạo cơ hội cho các con có nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực thế giới.
Hành trình “Tìm hiểu nước Đức” phát triển lớp Kaleidoscope thành một tập thể “Người học cởi mở”. Các bạn nhỏ đã học cách tìm hiểu và trân trọng bản sắc riêng của từng người xung quanh. Ngoài ra, Project còn thể hiện tinh thần cộng đồng giáo dục gắn kết mà chương trình IB PYP luôn coi trọng: sự hợp tác tính cực đến từ các gia đình, giáo viên và giữa các con trên hành trình trưởng thành và khám phá thế giới.